Trang chủMặc định05 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ SẢN XUẤT

05 PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG QUẢN LÝ SẢN XUẤT

GESO
3:15 PM 02/29/2024

Kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất luôn là mối bận tâm hàng đầu của bất kỳ chủ doanh nghiệp nào. Khi hoạt động này được triển khai đúng hướng, sẽ góp phần tối ưu chi phí & nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngược lại, nếu thực hiện sai cách, doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với các vấn đề về chất lượng, tăng chi phí nguyên vật liệu, nhân công mà còn khiến các đơn hàng bị hủy, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín thương hiệu và lợi nhuận thu về.

GESO

 Kiểm soát chất lượng trong quản lý sản xuất là gì?

Kiểm soát chất lượng trong quản lý sản xuất là quá trình theo dõi và đảm bảo các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra. Nó bao gồm việc áp dụng các quy trình kiểm tra, đo lường và giám sát để đảm bảo rằng sản phẩm đạt được chất lượng mong muốn và tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, quy định và tiêu chuẩn đặt ra. Quy trình kiểm soát chất lượng này giúp giảm thiểu lỗi sản xuất, nâng cao độ tin cậy và hiệu quả của sản phẩm, và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Kiểm soát chất lượng là mấu chốt để xây dựng một doanh nghiệp thành công và là một phần vô cùng quan trọng trong quản lý sản xuất. Kiểm soát chất lượng luôn được thực hiện từng bước trong quá trình sản xuất, từ lúc bắt đầu mua/nhập nguyên vật liệu thô cho đến lúc trở thành thành phẩm cuối cùng.

Quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ có thể mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Việc thực hiện kiểm soát chất lượng trong quản lý sản xuất mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp, bao gồm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa hiệu suất và chi phí, tăng cường uy tín thương hiệu và tuân thủ quy định, đồng thời cung cấp cơ hội để đánh giá và cải thiện quy trình sản xuất:

Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Dựa trên việc thực hiện kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra trước mỗi quy trình sản xuất. Điều này giúp tăng cường niềm tin của khách hàng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Tối ưu hóa hiệu suất sản xuất: Kiểm soát chất lượng giúp phát hiện và khắc phục sự cố trong quy trình sản xuất ngay từ đầu. Điều này giúp giảm thiểu lỗi sản xuất, thời gian chết (Downtime) và lãng phí tài nguyên, từ đó nâng cao hiệu suất và hiệu quả tổng thể của quy trình sản xuất.

Tối ưu hóa chi phí sản xuất: Bằng cách ngăn chặn sự cố và lỗi sản xuất, phương pháp kiểm soát chất lượng giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa lại các sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng. Ngoài ra, việc tăng cường chất lượng sản phẩm cũng giúp giảm số lượng sản phẩm bị từ chối hoặc trả lại, giảm thiểu tổn thất về nguyên vật liệu và tài nguyên cho doanh nghiệp.

Gia tăng độ uy tín cho thương hiệu: Một hệ thống kiểm soát chất lượng đáng tin cậy sẽ góp 1 phần vào việc xây dựng và tăng cường uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp. Khi khách hàng có niềm tin vào chất lượng của sản phẩm, họ sẽ dễ dàng quay lại mua hàng và lan tỏa sự tích cực về thương hiệu thông qua các đề xuất và đánh giá cá nhân. 

Đáp ứng yêu cầu và quy định sản xuất: Kiểm soát chất lượng giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm. Điều này giúp tránh các hậu quả pháp lý và xử phạt, đồng thời bảo vệ danh tiếng và giữ vững vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Đánh giá và cải thiện quy trình sản xuất: Qua việc thực hiện kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp thu thập thông tin quan trọng về quy trình sản xuất và hiệu suất. Điều này giúp các nhà quản lý có thể xác định các điểm mạnh và yếu, từ đó có những đề xuất để cải tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt hơn.

Việc kiểm soát chất lượng không chỉ đảm bảo cho sự hài lòng và niềm tin của khách hàng, mà còn bảo vệ hình ảnh tích cực của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng cũng có tác động tích cực đến cách làm việc của nhân viên. Nó truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao để đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng.

Để đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn trong sản xuất cần làm gì?

Nắm vững quy định và tiêu chuẩn: Tìm hiểu và hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến ngành công nghiệp và loại sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh.

Thiết kế quy trình sản xuất: Xây dựng quy trình sản xuất chi tiết và rõ ràng. Đảm bảo rằng quy trình này tuân thủ quy định và tiêu chuẩn chất lượng. Quy trình nên bao gồm các bước kiểm soát chất lượng và các biện pháp để phòng ngừa lỗi.

Đào tạo nhân viên: Cung cấp và đào tạo cho đội ngũ nhân sự về quy định và tiêu chuẩn chất lượng. Đảm bảo rằng các bộ phận hiểu rõ các quy trình và quy định, đồng thời mỗi cá nhân có đủ năng lực và kiến thức để thực hiện công việc theo đúng tiêu chuẩn.

Kiểm tra chất lượng: Thực hiện kiểm tra chất lượng thường xuyên trong quy trình sản xuất. Sử dụng các phương pháp kiểm tra phù hợp để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Ghi nhận và xử lý vi phạm: Tuyệt đối không được bỏ qua bất kỳ vi phạm nào đối với quy định và tiêu chuẩn chất lượng. Xác định nguyên nhân gây ra vi phạm và đưa ra các biện pháp khắc phục và ngăn chặn tương tự trong tương lai.

Thực hiện đánh giá nội bộ: Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để kiểm tra mức độ tuân thủ quy định và tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất. Đánh giá này có thể bao gồm việc kiểm tra các tài liệu, quy trình, và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Hợp tác với các cơ quan quản lý và chứng nhận: Xác định các cơ quan quản lý và chứng nhận có thẩm quyền trong lĩnh vực. Hợp tác với các cơ quan này để đảm bảo tuân thủ quy định và tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời đạt được các chứng nhận phù hợp nếu cần thiết.

Thiết lập hệ thống ghi nhận và theo dõi: Xây dựng hệ thống ghi nhận và theo dõi việc tuân thủ quy định và tiêu chuẩn chất lượng. Bao gồm việc lưu trữ tài liệu liên quan, báo cáo kiểm tra chất lượng, và các biện pháp khắc phục khi xuất hiện vi phạm.

Xây dựng văn hóa chất lượng: Tạo ra một văn hóa chất lượng trong doanh nghiệp bằng cách tạo thúc đẩy ý thức chất lượng ở mọi cá nhân và tập thể. Đặt sự chú trọng vào chất lượng như là một giá trị cốt lõi, khuyến khích sự cam kết và trách nhiệm từ tất cả nhân viên.

Đánh giá và cải tiến: Thực hiện đánh giá định kỳ về hiệu quả của quy trình sản xuất và tuân thủ quy định và tiêu chuẩn chất lượng. Dựa trên kết quả đánh giá, đề xuất và triển khai các cải tiến để nâng cao chất lượng sản xuất.

Liên tục cải tiến: Tích cực tìm kiếm cơ hội cải tiến quy trình sản xuất, tuân thủ quy định và tiêu chuẩn chất lượng. Theo dõi các xu hướng và tiến bộ trong ngành, áp dụng những cải tiến phù hợp để nâng cao chất lượng sản xuất.

05 phương pháp hỗ trợ kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất phổ biến hiện nay 

Sử dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System – QMS)

Công nghệ thông tin và phần mềm quản lý chất lượng cung cấp các công cụ và hệ thống tự động hóa để giám sát, kiểm soát và phân tích chất lượng trong quy trình sản xuất. Điều này bao gồm việc quản lý tài liệu, theo dõi chỉ số hiệu suất chất lượng, quản lý sự cố và hỗ trợ quá trình cải tiến.

Phân tích Sự cố và Phương pháp Sửa lỗi (Failure Mode and Effects Analysis – FMEA)

FMEA là một hệ thống để phân tích và dự báo các sự cố có thể xảy ra trong quy trình sản xuất, xác định nguyên nhân gốc rễ và tầm ảnh hưởng của chúng đối với sản phẩm. Bằng cách hiểu các lỗi tiềm ẩn, nhà quản lý có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và cải thiện quy trình sản xuất.

Sử dụng Công nghệ thông minh và tự động hóa (Smart Manufacturing and Automation)

Công nghệ thông minh và tự động hóa đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và điều khiển quy trình sản xuất. Các hệ thống giám sát theo thời gian thực, cảm biến thông minh, hệ thống tự động kiểm soát và tự động điều chỉnh quy trình giúp đảm bảo chất lượng và hiệu suất sản xuất.

Phương pháp Thống kê và Kiểm tra mẫu (Statistical Process Control – SPC và Sampling Inspection)

SPC sử dụng các phương pháp thống kê để kiểm soát quy trình sản xuất, đo lường và theo dõi các chỉ số chất lượng quan trọng. Kiểm tra mẫu là việc chọn một số lượng sản phẩm ngẫu nhiên, đại diện từ quy trình sản xuất để kiểm tra chất lượng, nhằm đảm bảo rằng chất lượng của toàn bộ sản phẩm đạt yêu cầu.

Phương pháp Đảm bảo chất lượng bắt đầu từ nguồn gốc nguyên vật liệu (Quality Assurance – QA)

QA đảm bảo rằng các nguồn cung cấp và nguyên vật liệu luôn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này bao gồm việc thiết lập các hợp đồng và quy trình kiểm soát chất lượng với nhà cung cấp, quản lý quá trình kiểm tra chất lượng của nguyên liệu và thành phần từ nguồn gốc.

Giải pháp quản lý chất lượng đến từ Quản Lý Sản Xuất 4.0 (QLSX 4.0) của GESO

Phần mềm Quản Lý Sản Xuất 4.0 – QLSX 4.0 xuất phát điểm là những module của hệ thống hoạch định nguồn lực SalesUp ERP. Trong đó có module Quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp quản lý và theo dõi chi tiết quá trình sản xuất, vận chuyển, và lưu trữ thông tin nguồn gốc sản phẩm. Đây là một công cụ quan trọng để số hóa các bước sản xuất một cách khoa học và hiệu quả.

Quản Lý Sản Xuất 4.0 chính là nền tảng kết nối và đảm bảo dữ liệu được chạy xuyên suốt giữa các tầng quản lý của doanh nghiệp, đồng thời cũng có có khả năng đồng bộ dữ liệu dễ dàng từ các hệ thống phần mềm quản lý khác như SalesUp ERP và SalesUp DMS.

Phần mềm QLSX 4.0 có khả năng số hóa toàn bộ thông tin hoạt động diễn ra trong nhà máy, theo dõi và thu thập thông tin về mọi khâu trong quá trình sản xuất, từ phân bổ, chọn lọc nguyên vật liệu, đến gia công thành phẩm/bán thành phẩm, đến lắp ráp và kiểm tra chất lượng theo từng công đoạn. Hệ thống báo cáo trực quan giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và tổng thể về quá trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc thành phẩm/bán thành phẩm 1 cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất.

Module Quản lý chất lượng có thể số hóa toàn bộ hồ sơ lô sản xuất thành Hồ sơ lô điện tử và Hồ sơ kiểm nghiệm điện tử. Tất cả dữ liệu này đều được tổng hợp và lưu trữ trên hệ thống phần mềm. Từ đó doanh nghiệp có thể: Truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu, kiểm soát và quản lý chất lượng của toàn bộ quá trình sản xuất một cách tức thời và chính xác nhất, giảm thiểu 100% giấy tờ và không gian lưu trữ hồ sơ lô sản xuất so với cách truyền thống.

Ngoài ra, QLSX 4.0 còn tích hợp với hệ thống nhà máy thông minh, đáp ứng được tiêu chuẩn ISO/HACCP và ISO/GMP của các nhà máy sản xuất quốc tế, cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng quy trình và tiêu chuẩn đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. 

Phần mềm Quản Lý Sản Xuất 4.0 (QLSX 4.0) được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo thỏa mãn được tính đặc thù của từng ngành hàng và có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp với chi phí đầu tư ở mức tối ưu.

Liên hệ với GESO ngay hôm nay để được tư vấn và demo

Hotline: 0946 33 43 53
Hoặc geso.vn/lien-he